Các phân cảnh tiêu đề cho phim Saul Bass

Bass trở nên nổi tiếng trong ngành công nghiệp điện ảnh sau khi tạo nên phân cảnh tiêu đề cho bộ phim The Man with the Golden Arm (1955) của Otto Preminger. Chủ đề của bộ phim là cuộc đấu tranh của một nghệ sĩ nhạc jazz để vượt qua chững nghiện heroin của mình, một chủ đề cấm kỵ vào giữa những năm 1950. Bass quyết định tạo ra một phân cảnh tiêu đề sáng tạo để phù hợp với chủ đề gây tranh cãi của bộ phim. Ông đã chọn cánh tay như là hình ảnh trung tâm, khi nó là một hình ảnh mạnh mẽ liên quan đến chứng nghiện heroin. Phần tiêu đề đặc trưng với một hoạt cảnh cut-out, một phần của cánh tay màu trắng trên nền giấy đen của một người nghiện heroin. Như ông kỳ vọng, nó đã tạo ra một cảm xúc hiệu quả cho bộ phim.

Với Alfred Hitchcock, Bass đã mang tới những phân cảnh tiêu đề hiệu quả và đáng nhớ, phát minh ra một loại kinetic typography (một kỹ thuật hoạt hình tương tác với chữ) mới, cho North by Northwest (1959), Vertigo (1958), làm việc cùng John Whitney, và Psycho (1960). Đó là mảng tác phẩm tiên tiến mang tính cách mạng mà tạo cho Bass vị thế của một nhà thiết kế đồ họa được tôn kính. Trước khi có sự ra đời của các phân cảnh tiêu đề của Bass trong những năm 1950, các phần tiêu đề nói chung được đặt tĩnh, tách biệt với phim, và chúng thường được chiếu lên rèm cửa của rạp chiếu phim, các rèm cửa chỉ được kéo ra ngay trước cảnh đầu tiên của bộ phim.[3] Năm 1960, Bass đã viết một bài báo cho tạp chí Graphis mang tiêu đề là "Tiêu đề phim - một lĩnh vực mới cho các nhà thiết kế đồ họa" ("Film Titles - a New Field for the Graphic Designer"), bài báo đã được tôn kính như là một cột mốc quan trọng cho "sự thánh hiến của phân cảnh credit phim như một đối tượng thiết kế."[4][5] Là một trong những nhà thiết kế phần credit phim được học tập nhiều nhất, Bass được biết đến việc tích hợp một sự gắn kết phong cách giữa các thiết kế và những bộ phim mà chúng xuất hiện trong đó.

Bass từng mô tả mục tiêu chính của mình cho các phân cảnh tiêu đề là "cố gắng đạt được một cụm từ đơn giản, mang tính tượng hình, mà sẽ cho bạn biết những gì hình ảnh đang nói về và gợi lên bản chất của câu chuyện".[6] Một triết lý khác mà Bass mô tả như là ảnh hưởng tới các phân cảnh tiêu đề của mình là mục tiêu làm cho khán giả nhìn thấy những phần quen thuộc trong thế giới của họ theo một cách không quen thuộc. Những ví dụ về điều này hoặc những gì ông mô tả như "tạo ra điều phi thường mang tính thông thường" có thể được nhìn thấy trong Walk on the Wild Side (1962), trong đó một con mèo bình thường sẽ trở thành một động vật ăn thịt rình mồi bí ẩn, và trong Nine Hours to Rama (1963), trong đó các hoạt động bên trong một chiếc đồng hồ trở thành một cảnh quan mới được mở rộng.[7] Trong những năm 1950, Saul Bass sử dụng một loạt các kỹ thuật, từ hoạt hình cut-out cho Anatomy of a Murder (1958), tới những phim mini có hoạt cảnh hoàn toàn, chẳng hạn như phần đề bạt cho Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1956), và các phân cảnh người đóng (live-action).

Trong năm 1955, Elaine Makatura đến làm việc với Bass ở Los Angeles. Năm 1960, với phần mở đầu của Spartacus, bà đã tham gia đạo diễn và sản xuất phân cảnh tiêu đề, và vào năm 1961 cả hai đã tổ chức đám cưới, bắt đầu khoảng thời gian hơn 40 năm của sự hợp tác chặt chẽ. Sau khi sinh con cái của họ, Jennifer trong năm 1964 và Jeffrey năm 1967, họ tập trung vào gia đình của họ, công việc đạo diễn phim, và phân cảnh tiêu đề. Saul và Elaine thiết kế phân cảnh tiêu đề trong hơn 40 năm, liên tục thử nghiệm với một loạt các kỹ thuật sáng tạo và các hiệu ứng, từ sự vận dụng khéo léo phong cách Bunraku trong Spartacus (1960), trường đoạn người đóng trong Walk on the Wild Side (1962), tới kỹ thuật nhiếp ảnh time-lapse ở The Age of Innocence (1993), và thậm chí còn sử dụng gan xắt nhỏ trong Mr. Saturday Night (1992). Những phân cảnh tiêu đề mở đầu do người đóng của họ thường thể hiện như những phần lời nói đầu (prologue) cho phim, và chuyển tiếp một cách liền mạch vào cảnh mở đầu. Những phân đoạn tiêu đề "thời gian trước đó" hoặc nén lại, hoặc mở rộng thời gian với những kết quả đáng ngạc nhiên. Phân cảnh tiêu đề cho Grand Prix (1966) miêu tả những khoảnh khắc trước cuộc đua khai mạc ở Monte Carlo, phân cảnh tiêu đề cho The Big Country (1958) mô tả những ngày tháng của một cỗ xe ngựa hành trình đi tới một thị trấn xa xôi miền viễn Tây, và phân cảnh tiêu đề montage cho The Victors (1963) lược lại những biến cố lịch sử trong hai mươi bảy năm giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất cho tới giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi bộ phim bắt đầu.

Từ giữa những năm 1960 cho tới cuối thập niên 80, Saul và Elaine dần rút khỏi công việc với những phần tiêu đề chính để tập trung vào sự nghiệp làm phim và chăm sóc những đứa con của họ. Nói về khoảng thời gian rút khỏi ngành thiết kế tiêu đề, Saul nói:[8]

"Elaine và tôi cảm thấy chúng tôi ở đó để phục vụ cho bộ phim và tiếp cận nhiệm vụ với một tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi đã thấy rất nhiều pháo hoa, và niềm vui, và trò chơi, và tôi cho rằng chúng tôi đã mất đi niềm hứng thú. Đồng thời, một số lượng đạo diễn ngày càng tăng hiện nay đã tìm cách tự mở đầu bộ phim của mình bằng những cách đầy tham vọng hơn là thuê ai đó khác để làm điều đó. Dù lý do là gì, kết quả là 'Fade Out.' Chúng tôi đã không lo lắng về nó: chúng tôi đã có quá nhiều dự án thú vị để nhận về. Tương tự như vậy, bởi vì chúng tôi vẫn còn yêu quá trình làm tiêu đề, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi được đảm nhiệm công việc đó một lần nữa khi được hỏi. 'Fade In'..."[9]

Trong những năm 1980, Saul và Elaine được tái phát hiện bởi James L. BrooksMartin Scorsese, những người đã lớn lên trong niềm ngưỡng mộ các tác phẩm cho phim của họ.[10] Với Scorsese, Saul và Elaine Bass[11] đã tạo ra các phân cảnh tiêu đề cho Goodfellas (1990), Cape Fear (1991), The Age of Innocence (1993) và Casino (1995), phân cảnh tiêu đề cuối cùng của họ. Những tác phẩm sau này với Martin Scorsese cho thấy sự rời bỏ những kỹ thuật quang học mà cặp đôi nhà Bass là những người đi tiên phong, và chuyển sang việc sử dụng các hiệu ứng của máy vi tính. Các phân cảnh tiêu đề của cặp đôi nhà Bass đã kết hợp với những phương pháp sáng tạo và tiên tiến của quá trình sản xuất và những thiết kế đồ họa đáng ngạc nhiên.

Nhà biên kịch Nicholas Pileggi nói về Saul và Elaine Bass, "Bạn viết một cuốn sách khoảng 300 tới 400 trang và sau đó bạn rút gọn nó thành một kịch bản có lẽ khoảng 100 tới 150 trang. Cuối cùng, bạn có niềm vui được thấy rằng cặp đôi nhà Bass đã gõ cho bạn văng ra khỏi sân bóng chày[gc 1]. Họ đã rút gọn chúng xuống chỉ còn có bốn phút rõ ràng."[12]

Ở một khía cạnh nào đó, tất cả các phân cảnh tiêu đề mở đầu mà giới thiệu tâm trạng hoặc chủ đề của một bộ phim có thể được coi như một di sản của công việc sáng tạo của nhà Bass. Đặc biệt, các phân cảnh tiêu đề đối với một số bộ phim và chương trình truyền hình gần đây, đặc biệt là những tác phẩm lấy bối cảnh trong những năm 1960, đã mô phỏng một cách có chủ đích phong cách đồ họa từ những phân cảnh hoạt hoạ của Saul Bass trong những năm 1950. Một số ví dụ của các phân cảnh tiêu đề tỏ lòng tôn kính tới các tác phẩm đồ hoạ và các phân cảnh tiêu đề hoạt hoạ của Bass là Catch Me If You Can (2002),[13] X-Men: Thế hệ thứ nhất (2011),[14] và đoạn mở đầu cho loạt chương trình truyền hình Mad Men của AMC.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Saul Bass http://www.37signals.com/svn/posts/917-title-seque... http://adage.com/article/behind-the-work/a-favorit... http://www.amc.com/shows/mad-men/talk/2008/03/qa-t... http://www.artofthetitle.com/2011/08/22/catch-me-i... http://www.artofthetitle.com/designer/saul-bass/ http://www.csmonitor.com/Innovation/2013/0508/Saul... http://dieselation.com/?tag=saul-bass http://grainedit.com/2007/12/03/henris-walk-to-par... http://blog.granneman.com/2011/04/05/saul-bass-cha... http://www.katranpress.com/stamps_bass_1_1.html